Trong luật giao thông đường bộ khi tham gia người điều khiển phương tiện sẽ cần phải tuân thủ các quy định về các loại biển báo giao thông. Mỗi loại biển báo sẽ có những dấu hiệu nhận biết và ý nghĩa riêng. 

Xem thêm: 

Hơn nữa khi thi bằng lái xe A1, hay các loại bằng lái xe ô tô B1, B2,…. bạn cũng cần trả lời các câu hỏi trong hệ thống biển báo giao thông. Hiểu rõ các loại biển báo giao thông sẽ lái xe an toàn hơn. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng loại trong bài viết này của Hola BEEW nhé.

Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là những loại biển báo được thiết kế dành riêng trong ngành giao thông. Nhằm mục đích cung cấp các thông tin đường xá tới người tham gia giao thông trên đường.

Hiện nay, có rất nhiều mẫu biển báo thuộc các nhóm khác nhau, người dân buộc phải tìm hiểu hết để khi điều khiển xe tới lúc gặp biển báo nào thì phải tuân thủ quy định, nếu vi phạm thì có thể bị tạm giữ xe, xử phạt hành chính,..tùy mức độ lỗi.

Các loại biển báo thường sẽ có chữ, hình ảnh, màu sắc nổi bật dễ nhận biết trên đường. Biển báo không quá phức tạp để tạo điều kiện cho người dân dễ nhìn thấy và nhận ra ý nghĩa tuân thủ trên đường, giúp đường xá lưu thông tốt.

Biển báo giao thông  được dựng ven đường giao thông, tại Việt Nam các biển báo sẽ được thiết kế theo quy chuẩn quốc tế. Biển báo áp dụng ở các nước khác giống như Việt Nam để mọi người đều có thể nhận biết dấu hiệu giao thông.

Các loại biển báo giao thông cơ bản

Chúng ta cùng tìm hiểu về các loại biển báo giao thông đường bộ chủ yếu ở ngay bài viết dưới đây nhé:

Nhóm biển báo cấm

Biển báo cấm
Biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm biểu đạt các thông tin thông báo cho người tham gia giao thông biết thông tin không được vi phạm. Nhóm biển báo cấm này có 39 kiểu khác nhau, đánh số từ 101 đến 140. 

Đặc điểm nhận dạng: Biển báo cấm thường có hình tròn, viền ngoài đỏ, nền màu trắng tinh, hình vẽ ở bên trong có màu đen. Biển báo với đường kính: 70cm; viền đỏ: 10cm; vạch đỏ: 5cm.

Một số biển báo cấm như: 

  • Biển Cấm xe đi ngược chiều và Dừng lại: Biển có nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng
  • Biển Cấm xe dừng và đỗ xe ngày lẻ, ngày chẵn: Biển có nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng
  • Biển Hết cấm vượt, Hết hạn chế tốc độ di chuyển tối đa, Hết toàn bộ các lệnh cấm: Biển có nền trắng, viền xanh, hình bên trong màu đen

Nhóm biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm cảnh báo giúp người đi đường nhận biết khu vực nguy hiểm hoặc các tình huống nguy hiểm có thể xảy đến ở đường phía trước mà chú ý. Người lái xe cần giảm tốc độ, chú ý đường đi, tính toán cách ứng phó các vấn đề xảy ra khi đi đường.

Biển loại này có tổng 46 biển, đánh số từ 201 đến 247 trong hệ thống biển báo. Đặc điểm nhận biết: Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, nền màu vàng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong có màu đen.

Nhóm biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn
Biển báo chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn cung cấp nội dung cho người đi đường biết những điều cần làm trên đoạn đường này hay giúp họ di chuyển thuận lợi hơn trên đường. Biển thông báo thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông an toàn hơn như:

  • Biển thông báo các địa điểm như trạm xăng
  • Trạm sửa chữa…

Biển chỉ dẫn này có tổng số 48 loại, được đánh số từ 401 đến 448 trong hệ thống biển báo giao thông. Đặc điểm nhận biết: Biển báo chỉ dẫn có hình chữ nhật hoặc vuông, nền màu xanh , bên trong có hình vẽ màu trắng hay màu đen nền trắng.

Nhóm biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh thông báo các hiệu lệnh quan trọng để người tham gia giao thông phải tuân thủ chấp hàng đúng. Các bác tài xế khi gặp biển nội dung ra sao thì phải làm theo yêu cầu biển báo như vậy.

Biển này có tổng số 9 kiểu, đánh số thứ tự từ biển số 301 – 309 trong hệ thống biển báo giao thông. Đặc điểm nhận biết: Biển hiệu lệnh có hình tròn, màu xanh biển, hình vẽ bên trong có màu trắng.

Nhóm biển báo phụ

Biển báo phụ cung cấp nội dung bổ sung thông tin cần thiết cho mọi người tham gia giao thông an toàn và thuận lợi hơn. Bổ sung làm rõ các nội dung cho biển báo chính, ví dụ biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển cấm,…

Thường loại biển phụ sẽ đặt ngay dưới biển báo chính. Có tổng số 10 loại biển phụ, đánh số từ 501 – 510 trong hệ thống các loại biển báo giao thông. Đặc điểm nhận diện: Biển báo phụ có hình chữ nhật đứng hay ngang, nền màu trắng, viền đen, hình vẽ bên trong đen.

Nhóm biển báo đường cao tốc

Biển báo đường cao tốc
Biển báo đường cao tốc

Như chúng ta đều biết là đường cao tốc chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao. Có dải phân cách chia 2 bên đường chạy theo hướng ngược chiều khác biệt để không va chạm nhau.

Đặc biệt, đường cao tốc không giao cắt cùng mức với đường khác cho nên ở trên đoạn đường này sẽ thấy hệ thống các biển báo. Chúng sẽ có nhiều điểm khác, không giống với những biển báo giao thông ở các đoạn đường bình thường ta thường thấy.

Đọc xong bài viết thì bạn đã hiểu được đặc điểm và ý nghĩa các loại biển báo giao thông đường bộ rồi phải không nào. Hy vọng rằng chia sẻ kiến thức này sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn khi tham gia giao thông an toàn.

Thông tin liên hệ: