Soạn thảo văn bản, học tập, chat đều cần đến kỹ năng bàn phím. Việc đánh máy thành thạo không chỉ giúp bạn thao tác nhanh hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian, giúp bạn làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp.
Bài viết hôm nay, Hola BEEW sẽ hướng dẫn cho các bạn cách có thể gõ bàn phím nhanh nhất mà lại hiệu quả. Mong rằng bài viết dưới đây có thể giúp ích được cho các bạn, giờ thì chúng ta hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục nội dung:
Hướng dẫn cách gõ bàn phím hiệu quả
Quy tắc 10 ngón tay
Việc đánh máy bằng 10 ngón có thể quyết định được phần nhiều đến tốc độ gõ phím của các bạn. Nếu như cách bạn đặt tay không hợp lý thì bạn có thể gặp khó khăn trong việc gõ phím và nhớ các nút trên bàn phím làm cho tốc độ khó có thể nhanh được.
Các ngón tay của bạn sẽ phải phân công đảm nhận một số nhóm phím nhất định để khi các bạn thành thạo bạn không cần nhìn bàn phím nữa vì các ngón tay đã thuộc vị trí các phím này.
Lưu ý: vị trí của các ngón tay trên bàn phím phải cố định nên khi gõ xong thì các bạn phải thu tay về vị trí thu ngón tay ban đầu này. Hai phím F và J có gờ nổi giúp bạn có thể xác định được các phím thông thường. Vì thế nên các bạn sẽ không quên vị trí của nút.
Nhiệm vụ của mỗi ngón
Thông thường, mỗi ngón tay sẽ được đảm nhận những khu vực nhất định để các bạn có thể đánh máy mà không cần nhìn. Về cơ bản thì các ngón tay sẽ đảm nhận gõ các phím như sau:
Đối với các ngón tay trên bàn tay trái:
- Ngón út: Q, A, Z, Ctrl trái và Shift trái
- Ngón áp út: W, S, X
- Ngón giữa: E, D, C
- Ngón trỏ: R, T, F, G, V, B
- Ngón cái: Space
Đối với các ngón tay trên bàn tay phải:
- Ngón út: P, Ctrl phải và Shift phải
- Ngón áp út: O, L
- Ngón giữa: I, K
- Ngón trỏ: Y, J, H, M, N
- Ngón cái: Space
Các phím từ số 1 – 9, F1 – F12, backspace,… thường sẽ ít sử dụng hơn nên các bạn có thể chia ra để gõ, miễn sao bạn có thể cảm thấy thoải mái là được. Đừng lo vì không biết cách luyện tập thế nào cho đúng cách và hiệu quả, vì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn nhé.
Luyện đánh máy bằng 10 ngón tay
Muốn đánh được 10 ngón tay đúng và nhanh thì cách tốt nhất chỉ có thể là bạn tự luyện tập cho thật tốt. Hiện nay, không ít các website có thể giúp các bạn có thể gõ mười ngón bạn cũng nên tham khảo qua website luyện gõ 10 ngón trên bàn phím để có thế thành thạo trong luyện tập nhé.
Tại trang web này có khá nhiều bài học và bài kiểm tra cho các bạn luyện tập. Ngoài ra các bạn cũng có thể luyện gõ qua trò chơi hay chat để có được hiệu quả.
Các nguyên tắc quan trọng khi luyện đánh máy nhanh
Tư thế ngồi: Ngồi đúng tư thế và thoải mái có thể giúp bạn gõ bàn phím nhanh hơn và không mệt mỏi khi ngồi lâu với máy tính. Khi ngồi các bạn phải chú ý lưng thẳng, ngồi đối diện với màn hình. Khuỷu tay bẻ cong ở góc bên phải, giữ khoảng cách từ 45cm đến 75cm so với màn hình máy tính.
Không có vật cản trở: Việc móng tay dài cũng sẽ cản trở quá trình gõ của bạn, khiến bạn cảm thấy không thoải mái và mất tập trung khi luyện gõ. Tránh để các vật dụng cá nhân gần khu vực bàn phím sẽ tạo cảm giác không thoải mái. Không gian cũng hạn chế lại gây cản trở quá trình bạn đánh máy.
Không nhìn bàn phím: Với lúc đầu có thể bạn sẽ không quen với việc không nhìn bàn phím mà gõ. Nhưng hãy tập cho mình cách không cần nhìn bàn phím để có thể giúp tiết kiệm được thời gian và còn giúp bạn cảm nhận được bàn phím tốt hơn. Nâng cao năng suất gõ văn bản, ít gây ra mệt mỏi.
Không có gắn nhớ vị trí bàn phím: Bạn nên sử dụng những ngón tay giúp thuận tiện hơn trong việc gõ thay vì cố gắn ghi nhớ vị trí các phím có thể gây cản trở đến tốc độ gõ phím của các bạn.
Như vậy chuyên mục đào tạo đã hoàn thành giúp các bạn có thể hiểu các nguyên tắc cũng như cách có thể gõ phím 10 ngón. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho các bạn. Nếu các bạn chăm chỉ luyện tập 1 – 2 ngón một tiếng mỗi ngày thì trong vòng 1 tháng các bạn có thể thuần thục 10 ngón rồi. Chúc các bạn thành công.