Luật chơi và cách chơi cờ tư lệnh vừa chính xác vừa đơn giản dành cho người mới tìm hiểu về bộ môn này. Đi liền đó sẽ là một số nội dung khác có liên quan đến bộ môn cờ tư lệnh này, tất tần tật đều sẽ được gói gọn trong những nội dung sắp tới đây.

Holabeew.com lần này xin được đem đến cho các bạn những thông tin tổng hợp về cách chơi cơ tư lệnh cũng như một số thông tin có liên quan khác về bộ môn này. Do đó nếu như các bạn đang muốn tìm hiểu tường tận về cơ tư lệnh thì những nội dung sắp tới đây chính là dành cho các bạn, xin mời các bạn cùng đón xem.

Giới thiệu về cơ tư lệnh

Cùng tìm hiểu về cơ tư lệnh
Cùng tìm hiểu về cơ tư lệnh

Nếu các bạn chưa biết cờ tư lệnh chính là một bộ môn cờ được sáng tạo hoàn toàn bởi Đại tá, nhà văn Nguyễn Quý Hải. Theo đó trò chơi này sẽ mô phỏng lại những trận chiến với đầy đủ các khí tài quân sự và người chơi sẽ là những nhà chiến lược cầm quân để đem về thắng lợi.

Theo đó một bộ cờ tư lệnh chuẩn sẽ bao gồm 38 quân cờ chia đều cho 2 phe đỏ và xanh như sau:

  • 1 quân tư lệnh.
  • 2 quân bộ binh.
  • 1 quân dân quân.
  • 2 quân công binh.
  • 2 quân pháo binh.
  • 2 quân cao xạ.
  • 1 quân tên lửa.
  • 2 quân không quân.
  • 2 quân tàu chiến.
  • 2 quân sở chủy huy.

Không chỉ khác biệt về số lượng, tên gọi và chức năng các quân cờ so với cờ tướng thứ dễ khiến chúng ta liên tưởng đến khi nói về cở tư lệnh. Ở bộ môn này bản đồ cũng khác biệt rất nhiều khi được thêm vào phần biển và phần sông ngầm nằm giữa dòng sông.

Luật chơi cờ tư lệnh

Cùng tìm hiểu về luật chơi cờ tư lệnh
Cùng tìm hiểu về luật chơi cờ tư lệnh

Giờ không để các bạn phải đợi chờ lâu hơn nữa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách chơi cờ tư lệnh, xin mời các bạn đón xem.

Một số nội dung khác có liên quan mà các bạn m có thể xem thêm tại đây như: Top các trung tâm học võ Judo, Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán, Khóa đào tạo dạy cắt may chuyên nghiệp,…

Quy tắc di chuyển

Cùng tìm hiểu quy tắc di chuyển của cờ tư lệnh
Cùng tìm hiểu quy tắc di chuyển của cờ tư lệnh

Về quy tắc di chuyển mỗi quân cờ trong cờ tư lệnh sẽ có cách di chuyển và ăn quân như sau:

  • Tư lệnh: Di chuyển dọc, ngang tối đa 10 đoạn, có thể vượt sông nhưng không được vược vật cản, ăn quân ngang, dọc 1 đoạn, không được đối mặt với tư lệnh địch.
  • Không quân: Di và ăn chuyển dọc, ngang, chéo tối đa 4 đoạn, không thể bị cản trở, khi ăn quân địch không cần phải thế chỗ, nếu là máy bay địch buộc phải thế chỗ.
  • Pháo binh: Di chuyển và ăn dọc, ngang, chéo tối đa 3 đoạn, không được vượt sông, vượt cản, có thể vượt sông ngầm, có thể ăn quân vượt cản.
  • Tên lửa: Di chuyển và ăn dọc, ngang tối đa 2 đoạn hoặc ăn chéo 1 đoạn, không được vượt sông, vượt cản, có thể vượt sông ngầm, có thể ăn quân vượt cản.
  • Xe tăng: Di chuyển và ăn dọc, ngang tối đa 2 đoạn, không được vượt cản, có thể qua sông.
  • Sở chỉ huy: Không thể duy chuyển, cho phép tư lệnh trốn bên trong.
  • Cao xạ: Di chuyển và ăn dọc, ngang tối đa 1 đoạn không được vượt sông, vượt cản, có thể vượt sông ngầm.
  • Công binh: Di chuyển và ăn dọc, ngang tối đa 1 đoạn, có thể vượt sông, có thể mang theo đơn vị khác để cùng qua sông.
  • Bộ binh: Di chuyển và ăn dọc, ngang tối đa 1 đoạn, có thể vượt sông.
  • Dân quân: Di chuyển và ăn dọc, ngang tối đa 1 đoạn hoặc ăn chéo 1 đoạn, có thể vượt sông.
  • Tàu chiến: Gồm 3 loại vũ khí tên lửa tầm 4, pháo hạm tầm 3 và cao xạ tầm 1, di chuyển dọc, ngang tối đa 4 đoạn trên biển, không được vượt sông ngầm, có thể mang theo 2 quân khác cùng di chuyển và đổi thành tàu sân bay.

Các quy tắc đặc biệt

Cùng tìm hiểu về các quy tắc đặc biệt của cờ tư lệnh
Cùng tìm hiểu về các quy tắc đặc biệt của cờ tư lệnh

Thông tin một số quy tắc đặc biệt mà các bạn nên ghi nhớ khi tham gia chơi cờ tư lệnh:

  • Quy tắc vành đai lửa: Dành cho quân cao xạ, tên lửa và cao xạ trên tàu chiến có bán kính thuộc tầm đánh của quân đó, khi máy bay di chuyển vào vùng này bắt buột phải bị bắn hạ.
  • Quy tắc quân anh hùng: Khi quân chiếu trực tiếp lên tư lệnh hoặc quân cuối cùng bảo vệ tư lệnh sẽ là quân anh hùng được nâng cấp thêm 1 đoạn khoảng cách di chuyển, cho phép đi chéo, máy bay sẽ không ảnh hưởng bởi vành đai lửa, sở chỉ huy nâng cấp thành bộ binh.
  • Quy tắc ăn tại chỗ: Tất cả quân trên đất liền có thể ăn quân trên biển mà không cần đổi chỗ và ngược lại.
  • Quy tắc đường bờ biển: Tất cả quân trên đất liền không thể chặn đường quân trên biển.

Quy tắc tính điểm và kết thúc

Cùng tìm hiểu quy tắc tính điểm và kết thúc của cờ tư lệnh
Cùng tìm hiểu quy tắc tính điểm và kết thúc của cờ tư lệnh

Không như cờ tướng khi quân tướng bị bắt chiếu là ván cờ sẽ kết thúc, tại cờ tư lệnh để kết thúc một trận đấu chúng ta có hai cách đó là kết thúc tổng lực khi tư lệnh bị tiêu diệt. Hoặc kết thúc theo từng trận đấu gồm không chiến, hải chiến, đột kích, chiến tranh bộ.

Nhưng kết thúc không hoàn toàn là hết mà chúng ta phải tính toán điểm số dựa trên mục tiêu đã được triệt hạ như sau:

  • Tư lệnh là 100 điểm.
  • Công binh, bộ binh, cao xạ, dân quân là 10 điểm.
  • Tên lửa phòng không, xe tăng là 20 điểm.
  • Pháo binh là 30 điểm.
  • Máy bay là 40 điểm.
  • Tàu chiến là 80 điểm.
  • Sở chỉ huy là 10 điểm.
  • Với kết thúc theo từng trận đấu khi dành chiến thắng trên 1 chiến trận, kết thúc ván đấu và người thắng chiến trận đó được thưởng 100 điểm.

Như vậy chúng ta cũng đã tìm hiểu được tường tận về cách chơi cờ tư lệnh cũng những nội dung có liên quan khác đến bộ môn này. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi và hy vọng sẽ được gặp lại các bạn trong những nội dung tương lai khác tại Chuyên mục đào tạo.

Topics #cách chơi cờ tư lệnh #cách thắng cờ tư lệnh #cờ tư lệnh #đào tạo #luật chơi cờ tư lệnh