Tham gia giao thông gây ra tai nạn thì cần phải xử lý theo quy định của pháp luật nhưng trước hết phải xác định được lỗi của bên nào. Từ đó căn cứ pháp luật để xử lý và bồi thường tai nạn theo quy định.
Xem thêm:
- Bằng lái xe hạng E lái được xe gì?
- Tìm hiểu chi tiết về bằng lái xe hạng D
- Xe ô tô có niên hạn sử dụng bao nhiêu lâu?
Cơ quan chức năng có mặt nhanh chóng ở hiện trường để xử lý vụ việc và lập hồ sơ giải quyết quyền và nghĩa vụ các bên. Bài viết sẽ nêu rõ ra mức bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông. Cùng Hola BEEW tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục nội dung:
Lỗi do bên bị thiệt hại

Khi tham gia giao thông bạn không những cần bằng lái xe hạng A1, A2 và các bằng lái xe khác theo đúng quy định mà bạn cần phải trang bị cho mình các kiến thức về luật giao thông. Điều này sẽ giúp bạn tránh đi các trường hợp tranh chấp không đáng có, điển hình như trong tai nạn giao thông do người bị thiệt hại gây nên.
Khi tham gia giao thông mà có va chạm dẫn tới tai nạn mà phần lỗi thuộc về bên bị hại thì cũng phải xem mức độ bồi thường theo luật định ra sao. Căn cứ theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu chính mình bị thiệt hại do lỗi của mình. Có nghĩa là nếu tai nạn xảy ra mà phía gây tai nạn không hề mắc lỗi thì sẽ không phải bồi thường.
Chẳng hạn: 2 xe va chạm nhau dẫn tới 1 người bị gãy chân nhưng lỗi của người gãy chân đi ngược chiều lại phóng nhanh. Thiệt hại này do bên bị thương tạo ra nên bên kia không phải bồi thường gì cả.
Lỗi do bên gây tai nạn
Mức bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông đối với trường hợp này sẽ chia ra thành 2 tình huống chính:
Bồi thường trường hợp TNGT chết người

Chiếu theo Điều 591 BLDS năm 2015 thì nếu tai nạn giao thông có người chết thì tiền bù đắp cho mặt tổn thất tinh thần tối đa không quá 100 lần mức lương cơ bản mà Nhà nước quy định. Các chi phí khác như:
- Tiền điều trị trước khi người mất
- Tang phí
- Tiền lương của người chết đáng lẽ phải có
- Tiền cấp dưỡng cho người mà người mất có nghĩa vụ phải cấp,…
Người gây tai nạn phải bồi thường đầy đủ các khoản chi phí này cho gia đình nạn nhân. Khoản phí nào được hai bên thỏa thuận với nhau và đồng ý bỏ qua thì cũng phải giải trình rõ ràng.
Bồi thường trong trường hợp bị thương

- Người gây tai nạn sẽ phải bồi thường tiền bù đắp tinh thần mà người bị thương đã phải gánh chịu. Mức bồi thường cao nhất không được cao quá 30 lần mức lương cơ sở mà nhà nước đang áp dụng.
- Trường hợp người thiệt hại cần phải có người chăm sóc thường xuyên hay bị mất đi khả năng lao động thì người tai nạn phải bồi thường mức phí hợp lý cho việc chăm sóc trên.
- Chi phí thu nhập thực tế bị mất khi dưỡng thương,…Trường hợp thu nhập thực tế của người thiệt hại không xác định được hay không ổn định. Theo quy định sẽ áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại để bồi thường.
- Việc chữa trị, bồi dưỡng hay phục hồi sức khỏe đều cần có chi phí, người gây ra tai nạn phải bồi thường cho người bị thiệt hại mức phí này khi mà các chức năng bị giảm sút hay bị mất dần đi do tai nạn đó
Lỗi do cả 2 bên gây tai nạn giao thông
Trường hợp tai nạn giao thông xảy ra có tổn thất mà lỗi do cả 2 bên thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ tình trạng thực tế để xử lý ổn thỏa. Hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc cách giải quyết, nếu ai có lỗi thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật.
Công an sẽ bàn giao lại phương tiện giao thông cho chủ sở hữu để sử dụng tiếp. Thông thường lỗi của 2 bên thì ưu tiên tự thỏa thuận xử lý trước, nếu tranh chấp thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào luật bồi thường tai nạn giao thông giải quyết.
Nguyên tắc mức bồi thường tai nạn giao thông như thế nào?

Các nguyên tắc mức bồi thường tai nạn giao thông:
- Phải căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế để truy cứu trách nhiệm của từng bên
- Bồi thường thiệt hại chính xác, nhanh chóng, đưa toàn bộ số tiền mà bên thiệt hại phải nhận được. Các bên có thể tự thỏa thuận đưa 1 lần hoặc chia nhiều lần tùy vào hoàn cảnh
- Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể giảm mức độ bồi thường nếu lỗi vô ý, không có lỗi hoặc điều kiện kinh tế không đáp ứng được
- Mức bồi thường không hợp lý hoặc 2 bên không đồng ý thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi
- Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra
- Bên có quyền lợi bị xâm phạm không được bồi thường nếu các thiệt hại là do chính mình không làm theo các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn cần thiết
Ngoài việc bồi thường thiệt hại thì người gây tai nạn nếu xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác theo luật định sẽ phải chi một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần phải gánh chịu. Mức bù đắp tổn thất tinh thần chiểu theo quy định tại Khoản 2 Điều 590, Điều 591 và Điều 592 của Bộ luật dân sự.
Bài viết này đã gửi tới bạn thông tin về mức bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông chi tiết tham khảo. Bạn có thể học hỏi để khi gặp phải vấn đề xung quanh mình thì giúp đỡ người bị nạn nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 116 Lê Lợi, Phường 4, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
- Hotline: 090 912 34 56
- Email: [email protected]
- Website: https://holabeew.com