Hiện nay nhu cầu về nâng hạng bằng lái xe ô tô ngày càng tăng cao hơn. Do đó, có nhiều người thắc mắc và quan tâm không biết quy định nâng hạng giấy phép lái xe này như thế nào? 

Xem thêm: 

Nhằm giúp các bạn giải đáp được thắc mắc này và có thể tự thực hiện các thủ tục nâng hạng bằng lái xe khi cần thiết, bài viết dưới đây Hola BEEW sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về quy định nâng hạng bằng lái xe.

Các hình thức nâng dấu bằng lái xe

Nâng hạng bằng lái xe
Nâng hạng bằng lái xe

Mỗi một người sẽ có nhu cầu nâng dấu bằng lái xe khác nhau và thống kê ra được có nhiều loại. Thế nhưng thực tế chúng ta thường thấy một số loại nâng hạng bằng lái xe ô tô phổ biến như sau:

  • Nâng hạng giấy phép lái xe bằng B2 lên C
  • Nâng hạng giấy phép lái xe bằng B2 lên D
  • Nâng dấu giấy phép lái xe bằng C lên D
  • Nâng dấu giấy phép lái xe bằng C lên E
  • Nâng hạng giấy phép lái xe từ bằng C lên FC

Điều kiện và quy định về nâng hạng bằng lái xe

Bạn muốn nâng hạng giấy phép lái xe ô tô nhưng chưa biết thủ tục và quy định nâng hạng bằng lái xe như thế nào? Cùng tìm hiểu điều kiện và quy định về nâng dấu giấy phép lái xe này qua các chia sẻ của Hola BEEW dưới đây:

Điều kiện nâng dấu bằng lái xe

Điều kiện nâng hạng bằng lái xe
Điều kiện nâng hạng bằng lái xe

Hồ sơ, điều kiện của người học lái xe để nâng hạng giấy phép lái xe được quy định rõ trong thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định về sát hạch, đào tạo và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Cụ thể tại Khoản 4, khoản 5, Điều 8, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

  • Bằng lái xe ô tô số tự động B1 muốn nâng lên bằng B2: Thời gian hành nghề phải 01 năm trở lên và lái xe 12.000km trở lên an toàn.
  • Bằng lái xe ô tô hạng B2 nâng lên hạng C, C lên D, hạng D lên E, những hạng B2, C, D, E lên F tương ứng với thời gian hành nghề 03 năm trở lên và lái xe 50.000km trở lên an toàn.
  • B2 len D, C lên E: thời gian hành nghề phải 05 năm trở lên và lái xe 100.000km trở lên an toàn.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe ô tô lên những hạng D, E cần có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Vì vậy, trường hợp nâng dấu giấy phép lái xe từ từ B1 lên B2 cần phải đáp ứng điều kiện có thời gian hành nghề từ 01 năm trở lên. Đồng thời còn phải lái xe an toàn 12.000km trở lên. Còn nếu muốn học nâng dấu bằng lái xe từ C lên D, cần phải đáp ứng điều kiện có thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên. Đồng thời còn phải lái xe an toàn 50.000km trở lên.

Quy định nâng hạng giấy phép lái xe ô tô

Nâng hạng bằng lái xe ô tô cần được đào tạo tại các trung tâm, không thể tự học
Nâng hạng bằng lái xe ô tô cần được đào tạo tại các trung tâm, không thể tự học

Cũng theo điều 8 về hình thức đào tạo của thông tư trên đã quy định: Người có nhu cầu cấp bằng lái xe hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 sẽ được tự học những môn lý thuyết. Thế nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được kiểm tra, ôn luyện. Riêng đối với những hạng A4, B1 cần phải được kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo.

Ngoài ra, đối với người có nhu cầu cấp bằng lái xe ô tô các hạng B2, C, D, E và bằng lái xe các hạng F thì không được tự học lý thuyết. Thay vào đó sẽ phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo. Sau đó, phải được kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo tại nơi được cấp phép theo quy định của nhà nước.

Trong thời gian trên 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thực kiểm tra và xét tốt nghiệp khóa đào tạo. Nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hay chứng chỉ đào tạo thì cần phải đào tạo theo khóa học mới.

Thủ tục nâng dấu bằng lái xe

Thủ tục nâng hạng bằng lái xe
Thủ tục nâng hạng bằng lái xe

Theo quy định nâng dấu giấy phép lái xe ở Khoản 2, Điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo gồm:

  • Đơn đề nghị học và sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu đã quy định
  • Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân (hay thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế thẩm quyền cấp theo quy định
  • Bản khai thời gian gian hành nghề và số km an toàn lái xe theo mẫu đã quy định. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trước pháp luật. 
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hay bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng dấu bằng lái xe lên hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch).
  • Bản sao chụp bằng lái xe (xuất trình khi dự sát hạch và nhận bằng lái xe).

Lời kết

Việc nâng hạng bằng lái xe ô tô đang được nhiều người quan tâm và lựa chọn thi hiện nay. Với những chia sẻ trên mong rằng giúp bạn hiểu rõ hơn về việc các quy định khi nâng dấu giấy phép lái xe này. Khi hiểu rõ các quy định này sẽ giúp bạn ôn thi nâng đấu được tốt hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ CSKH hỗ trợ tư vấn kịp thời, chu đáo hơn.